Phần mềm quản lý bán hàng| Phần mềm quản lý nhà hàng| Máy in

Số hỗ trợ kỹ thuật 24/24: 0944.772.111 | Số khiếu nại dịch vụ: 0944.773.111
ATO

Tin công nghệ

Trang chủ    Tin tức - Sự kiện    Tin công nghệ

Mã vạch hai chiều và ứng dụng PDF417 trong lĩnh vực bưu chính
Mã vạch là một loại biểu tượng bao gồm hàng loạt các vạch tối và khoảng trắng nằm song song có chứa nội dung thông tin in lên bề mặt các đối tượng cần thiết. Mỗi vạch có độ rộng định trước dùng để xác định dữ liệu trên mã vạch. Để đọc nội dung thông tin từ các mã vạch, chúng ta dùng các thiết bị đọc chuyên dụng. Các máy đọc sẽ phát ra một nguồn sáng (dùng LED), tín hiệu thu về là mức độ phản xạ khác nhau của tia sáng từ các vạch và khoảng trắng là cơ sở để phát sinh các tín hiệu số dùng vào việc giải mã các thông tin chứa trong mã vạch.

Được phát minh từ những năm 1950, mã vạch đã phát triển và thúc đẩy sự lớn mạnh của các sản phẩm, thông tin liên lạc toàn cầu. Cùng với sự tăng cường mức độ chính xác của dữ liệu, sự chấp nhận công nghệ mã vạch về khả năng thu nhận dữ liệu nhanh chóng, chính xác đã giúp cho các hệ thống mã vạch ngày càng trở nên phát triển và đi đầu trong nền kinh tế toàn cầu.

Người ta thường phân mã vạch thành hai loại chính: Mã vạch một chiều (One Dimesion) và mã vạch hai chiều (Two-Dimension). Mã vạch một chiều thực hiện chức năng chủ yếu là làm thành phần khóa để truy nhập cơ sở dữ liệu nhằm tra cứu thông tin. Còn mã vạch hai chiều hoạt động theo cách khác hẳn, chúng chứa thông tin cần thiết trong các biểu tượng.

Hiện tại có rất nhiều loại mã vạch khác nhau. Mỗi loại có những quy luật riêng đối với các kí tự, thông tin, quá trình mã hóa, in ấn, kiểm tra lỗi và các yêu cầu khác trong quá trình giải mã. Mỗi loại mã vạch được phát triển nhằm đáp ứng những yêu cầu cố định trong một lĩnh vực cụ thể. Chính vì thế mà chỉ có loại mã vạch được thiết kế một cách kỹ lưỡng, chi tiết, mới đáp ứng được hầu hết những yêu cầu đặt ra trong đời sống. Một số loại mã vạch phổ biến hiện nay có thể kể đến là:

- UPC-A: Mã hóa được 12 số (11 số cho dữ liệu và 1 số cho kiểm tra).

- EAN-13: Mã hóa được 13 số (12 số cho dữ liệu và 1 số cho kiểm tra)

- Code 128: Độ dài thay đổi tùy thuộc máy quét, thường từ 20 đến 40 kí tự và được dùng phổ biến trong các ứng dụng phổ thông.

- I 2 of 5: Mã hóa các số. Độ dài của dữ liệu có thể thay đổi tùy thuộc vào máy quét.

- Aztec: Mã hóa nhiều loại dữ liệu (nhị phân, số học) với độ dài tối đa lên tới 3750 byte.

- Maxi Code: là mã vạch hai chiều và có khả năng mã hóa được 93 ký tự hay 138 số. Loại mã vạch này thường ứng dụng trong nhận dạng bưu gửi.

- PDF417: là mã vạch hai chiều thể hiện tính mềm dẻo cao. Loại mã vạch này có khả năng mã hóa dữ liệu tùy thuộc vào loại dữ liệu cần mã hóa và việc chọn khả năng sửa lỗi. Hơn nữa nó có thể mã hóa tối đa 1108 byte dữ liệu nhị phân (không mức độ sửa lỗi), 1850 kí tự và 2725 kí tự số trong một biểu tượng.

Các loại mã vạch thường khác nhau chủ yếu ở cách thể hiện dữ liệu (mã hóa) và kiểu dữ liệu có thể mã hóa. Một số loại chỉ có thể mã hóa các số, loại khác lại chỉ có thể mã hóa các chữ cái. Các loại mã vạch được phát triển gần đây có khả năng tuỳ chọn trong việc mã hóa đa ngôn ngữ. Theo thống kê, có khoảng 255 loại mã vạch khác nhau nhưng chỉ có một số ít chứng tỏ được khả năng vượt trội và được sử dụng rộng rãi. Một trong những mã vạch có khả năng này có thể kể đến mã vạch hai chiều PDF417.

Mã vạch hai chiều PDF417 và khả năng ứng dụng trong lĩnh vực bưu chính

Chúng ta có thể hình dung một cơ sở dữ liệu có thể truy nhập toàn bộ, miễn phí tại mọi thời điểm và ở bất cứ đâu. Một hình thức liên lạc có thể dùng các tài liệu, nhãn mác, thẻ di động bao gồm các thông tin như văn bản, hình ảnh, các thông tin sinh học liên quan đến cá nhân như: vân tay, ảnh chân dung, và những dữ liệu khác có thể đọc được bởi các thiết bị một cách nhanh chóng, dễ dàng và kinh tế. Một công nghệ mới sẽ giúp chúng ta giải quyết những vấn đề trên đó là PDF417 - một loại mã vạch hai chiều.

Các số 417 đi kèm là cách thức tổ chức dữ liệu trong loại mã vạch này. Mỗi biểu tượng có thể chứa đến 1,1 kbyte dữ liệu (đã mã hóa) trong một diện tích không lớn hơn con tem thông thường. (Hình 1)

Hình 1. Mã vạch hai chiều PDF417

Cấu trúc của PDF417 gồm: dòng (row), phần đầu (start patterns), phần cuối (stop patterns), các từ mã (codeword) và các module.

- Dòng: Mỗi biểu tượng PDF417 có ít nhất 3 dòng. Tại mỗi dòng, giữa dòng chỉ phải và dòng chỉ trái có từ 1 đến 30 codeword. Giữa tất cả các dòng, các codeword tạo thành những cột dữ liệu.

- Phần đầu: Một phần duy nhất gồm các vạch sáng, tối xác định phần phải của một nhãn mã vạch.

- Phần cuối: Một phần duy nhất gồm các vạch sáng, tối xác định phần trái của một nhãn mã vạch.

- Codeword: Mỗi codeword là một nhóm đơn gồm các vạch và khoảng chống biểu diễn các con số, ký tự, hay ký hiệu. Mỗi codeword của PDF417 chứa 4 vạch và 4 khoảng trống, với độ rộng 17 module. Mỗi codeword bắt đầu bởi một vạch và kết thúc bởi một khoảng trống.

- Module: Là đơn vị nhỏ bé đo bề rộng hẹp nhất của một vạch hoặc một khoảng trống trên một mã vạch. Trên mỗi mã vạch PDF417, tất cả các vạch hay khoảng trống được nhân lên đến 6 lần so với bề rộng của nó.

Sự nổi trội của PDF417 so với hệ thống mạng là có thể truy nhập trực tiếp dữ liệu mà không cần định vị các dữ liệu đó và cũng đảm bảo an toàn cho dữ liệu nhờ quá trình mã hóa.

Khả năng ứng dụng mã vạch hai chiều PDF417 trong việc mã hoá, nhận dạng và quản lý địa chỉ bưu chính cũng như tem điện tử thể hiện cụ thể là:

1. Truy nhập trực tiếp

Không giống như mã vạch một chiều (chỉ đóng vai trò khóa) thông thường phải phụ thuộc thời gian truy cập cơ sở dữ liệu ở xa, cách thức kết nối với cơ sở dữ liệu. PDF417 là cơ sở dữ liệu độc lập, chứa các thông tin cần thiết về đối tượng cần quản lý và có thể dán trực tiếp lên các đối tượng đó như: các gói hàng, nhãn vận chuyển, hóa đơn, tài liệu in sẵn về vận hành bảo dưỡng thiết bị, hoặc có thể mang theo người. PDF417 tạo ra một hướng tiếp cận hợp lý khi việc lưu trữ thông tin về các đối tượng bằng cơ sở dữ liệu tỏ ra không hiệu quả, linh động và việc truy nhập cơ sở dữ liệu khó thực hiện khi việc đọc mã vạch bị sai sót. (Hình 2)

Hình 2. Hoạt động của hai loại mã

2. Dung lượng lớn

Một biểu tượng PDF417 có thể lưu trữ rất nhiều thông tin (2750 kí tự) và dữ liệu chứa trong biểu tượng cũng rất đa dạng. Một mã vạch (nhỏ như con tem thường) có thể lưu trữ nội dung một văn bản (2 khổ A4), một hình ảnh lớn hơn nó rất nhiều.

3. Mã hóa đa dạng (Hình 3)

Hình 3. Mã hóa các loại thông tin

Quá trình mã hóa dữ liệu trong biểu tượng PDF417 thực hiện được với mọi ký tự trong bộ mã ASCII (America Standard Code for Information Interchange - một bộ ký tự dùng cho máy tính bao gồm 96 chữ thường và hoa cộng với 32 ký tự điều khiển không in ra) và các ký tự mở rộng, ký tự điều khiển. Nội dung lưu trữ trong biểu tượng cũng không bị giới hạn như các loại mã vạch khác. PDF417 có thể mã hóa hầu hết các loại dữ liệu như: văn bản, dữ liệu nhị phân, bản ghi âm thanh, dấu vân tay, chữ ký, các số, hình ảnh.

4. Tính kinh tế

Điểm nổi bật của mã vạch hai chiều PDF417 là tính kinh tế. Đây là ưu điểm mà nhiều người sử dụng quan tâm. Không như các giải pháp về công nghệ khác, đòi hỏi phải thay đổi toàn bộ hệ thống máy móc thiết bị đang dùng của một tổ chức, mã vạch hai chiều không yêu cầu bất cứ sự thay đổi nào mà chỉ là sự tích hợp với các phần mềm khác để cùng hoạt động. Tính kinh tế thể hiện rõ trong việc in ấn và đọc dữ liệu. Các thiết bị dùng cho mã vạch hai chiều tương thích và có thể quét được hầu hết các mã vạch một chiều vẫn dùng trong thực tế. Khi sử dụng mã vạch hai chiều các nhà sản xuất có thể dễ dàng quản lý hàng hóa của mình bằng các nhãn nhỏ dán trên mặt thiết bị. Việc in mã vạch cũng rất tiện dụng. Mã vạch có thể in trên nhiều chất liệu thường dùng như: giấy, gỗ, nhựa, kim loại, hợp kim. Gói phần mềm về mã vạch có thể chạy tốt trên nền các hệ điều hành như DOS, Windows, Unix,và quan trọng hơn là PDF417 được coi như là một chuẩn “mở” về mã vạch.

5. Lưu thông tin số (Digital Information) trên giấy

Các thông tin được số hóa (mã hóa) rồi in lên giấy, vừa đảm bảo cho việc thuận tiện cho công việc vừa đảm bảo an toàn dữ liệu và có thể tái dùng. Các máy tính có thể đọc các dữ liệu này dưới dạng dữ liệu ban đầu và xử lý chúng tùy theo yêu cầu cụ thể sau khi tiếp nhận từ thiết bị đọc mã vạch.

6. Khả năng sửa lỗi (Hình 4)

Hình 4. Các mức độ sửa lỗi

Điểm nổi bật của PDF417 là khả năng sửa lỗi - một yêu cầu không thể thiếu do thực tế đặt ra đối với mọi phương thức mã hóa và truyền tin, khi mà thông tin luôn có nguy cơ bị tổn thất hoặc làm sai lệch do các nguyên nhân khách quan, chủ quan. Hiện tại, có 9 mức độ sửa lỗi khác nhau và có thể sửa được số lượng thông tin bị lỗi ở những mức độ khác nhau do những biến đổi vật lý, hóa học gây ra nhờ những phép tính thích hợp được thực hiện trong quá trình mã hóa. Tối đa, mỗi biểu tượng có thể bị hỏng một nửa mà vẫn có thể khôi phục thông tin chứa trong nó.

Mã vạch hai chiều PDF417 khắc phục những hạn chế của mã vạch một chiều. Số lượng dữ liệu cần lưu trong mỗi biểu tượng là nhân tố quyết định nên lựa chọn sử dụng công nghệ này trong lĩnh vực bưu chính (Mã hoá, nhận dạng và quản lý địa chỉ và tem điện tử). Mỗi lần quét mã vạch hai chiều cung cấp thông tin gấp nhiều lần quét mã vạch một chiều, hơn nữa tốc độ nhanh và chính xác hơn.

Việc mã hóa dữ liệu chia thành hai phần: Mã hóa bậc cao (dữ liệu được chuyển đổi thành các từ mã (Codeword) có giá trị trong khoảng từ 0 đến 928) bao gồm cả tính toán các từ mã sửa lỗi. Tiếp đó là qúa trình mã hóa bậc thấp (giá trị của mỗi từ mã được chuyển đổi thành các X-Sequence thể hiện dưới dạng các vạch và khoảng trống). Sau đó nhờ các bộ tạo, chuyển đổi định dạng ảnh mã vạch được in ra dưới dạng mong muốn. Qúa trình giải mã tiến hành ngược lại. Tín hiệu thu được từ các thiết bị đọc tín hiệu là tín hiệu điện dưới dạng các xung, được chuyển thành giá trị các X-Sequence rồi chuyển đổi thành giá trị từ mã rồi thành dữ liệu ban đầu.

Chuyển từ công nghệ thành sản phẩm, PDF417 đã thể hiện sự hiệu qủa và khả năng tích hợp cao với các hệ thống phần mềm. PDF417 không những đáp ứng công việc của bưu chính mà còn đáp ứng nhiều lĩnh vực khác như: Giao thông, Thương mại, Hàng không, Y tế vận chuyển hàng hóa, và Quản lý nhân sự.

Trong lĩnh vực bưu chính, khi các công cụ quản lý đã phát triển khá rộng mà việc quản lý, tổ chức phân luồng các chuyến thư hiện nay vẫn còn thực hiện một cách thủ công, các định dạng thông tin còn chưa thống nhất giữa các bưu điện khi truyền và xử lý tin tức. Bên cạnh đó, việc tính cước bằng tem giấy tỏ ra không kinh tế và hiệu quả thì việc phát triển Tem điện tử là một giải pháp. Tem điện tử sử dụng mã vạch hai chiều PDF417 lưu giữ các thông tin về cước, bưu điện nơi gửi, nhận, và còn có thể thay thế cho các biên lai, hóa đơn, thông tin quản lý trong việc chuyển phát bưu phẩm, bưu kiện. Các thông tin này không những được bảo đảm an toàn mà còn giúp cho quá trình chia chọn bưu phẩm tự động hiệu quả, giảm bớt sức lao động của con người, tăng cường khả năng giám sát cũng như quản lý con người và hàng hóa.

Xem thêm: phần mềm quản lý bán hàngphan mem quan ly ban hangphần mềm quản lý nhà hàngphan mem quan ly nha hangphần mềm bán hàngphan mem ban hangphần mềm nhà hàngmáy in hóa đơnmáy in mã vạchphần mềm quản lý kho,

tapchibcvt
    Bookmark and Share
Hỗ trợ

Tp.Hà Nội         024 7300 6077
Tp.Hồ Chí Minh   028 7300 6077 
Tư vấn phần mềm

Tư vấn thiết bị

Mr. Huỳnh - ext: 101
0942 85 80 88
Ms Hương Giang- ext: 203
0928 58 88 18
Tư vấn thiết bị

Tư vấn phần mềm

Mr. Chuyên - ext: 802
0928 58 08 08
Ms Ngọc Hòa- ext: 801
0928 58 58 08